Giải mã nhân vật Hồ Chí Minh - Kỳ 15/27 (Huỳnh Tâm)

“…Từ đó có phong trào vá áo. Ban văn nghệ khuyến khích sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, cố gắng làm vui lòng "Bác đảng", nặn ra nhạc phẩm buồn nôn "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa"…”

Trung Cộng sắp xếp Hồ Chí Minh lãnh đạo lực lượng vũ tranh "Việt Minh", kết nối vào những mối liên minh quan hệ chặt chẽ với Hồ Học Lãm (胡学览)người của Quốc Dân Đảng, tiếp xúc một số nhân vật nổi bật tại tỉnh Quảng Tây đã từng tham gia các tổ chức chính trị,và giao lưu văn hoá, cùng lúc quan hệ một số nhân vật truyền thông tại văn phòng Bát lộ quân Trung Cộng do Lý Khắc Nông (李克农) điều hợp,
chủ yếu thành lập các trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên nghiệp "Cán bộ Văn hoá Trung-Việt", "Cán bộ lãnh đạo Việt Minh" và "Cán bộ vũ trang du kích" hoạt động trong cộng đồng Việt Nam sống tại Trung Quốc, chờ ngày chuyển đến biên giới Việt Bắc Việt Nam-Trung Quốc.
Ngày 08 tháng 12 năm 1940, tại Quế Lâm chính thức thành lập Hội đồng lãnh đạo "Trung tâm văn hoá Việt Minh" gồm có Hồ Học Lãm (胡学览), Phạm Văn Đồng (范文同), Thiếu tướng Vũ Nguyên (Wu Yuan-武元). Từ đó chuẩn bị cho đến ngày thành lập "Quân đội Việt Minh", tích cực cho thành hình "Đội công tác biên giới Trung-Việt". Mục tiêu lấy Văn hóa thúc đẩy cuộc kháng chiến Việt Nam, khơi dậy dư luận đồng tình hưởng ứng, ủng hộ những nhà lãnh đạo "Việt Minh". Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thực hiện khâu cán bộ nòng cốt công tác văn hóa, mở ra những hội thảo về Việt Nam. Lợi dụng trong dịp hội thảo, giải thích lịch sử, giới thiệu tình hình hiện tại và mối quan hệ Trung-Việt, vạch trần tội ác của chủ nghĩa đế quốc xâm lược Nhật Bản, kêu gọi cộng đồng Việt hỗ trợ cuộc đấu tranh độc lập Việt Nam. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Bộ chính trị tỉnh Quảng Tây (Trung Cộng) tài trợ Trung tâm văn hóa Trung-Việt. Lấy tạp chí "Time War" Quế Lâm làm phương tiện báo cáo, đẩy mạnh ảnh hưởng cách mạng sâu rộng đến công chúng Việt Nam.
Đầu tháng 5 năm 1940, theo nhu cầu cách mạng, HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kết nạp thành viên bộ phận Hải ngoại (Trung Quốc), sau đó tất cả cán bộ rời khỏi Quế Lâm, chuyển đến huyện Tĩnh Tây (Jingxi) khu vực biên giới Việt-Trung. Ngày 20 tháng 7 năm 1940, Hồ Chí Minh, quân đội Trung Cộng và những thành viên thuộc Cục tình báo Liễu Châu, Quế Lâm, Nam Ninh, Điền Đông cùng lúc di chuyển đến khu vực huyện Tĩnh Tây (Jingxi), Trung-Việt.
Huyện Tĩnh Tây (Jingxi) thuộc tỉnh Cao Bằng Việt Nam gần tỉnh Quảng Tây. Kể từ những năm 30 của thế kỷtrước, có những người cách mạng nhưLý Nghiễm Ba (Li Guangbo), Trần Sơn Hoanh (Chen Shanhong), Hoàng Quốc Vân (黄国云) và những người khác, hoạt động cách mạng ở khu vực biên giới chống Pháp. Họ là những người giao dịch tại biên giới, lâu ngày nhập cưsinh sống Tĩnh Tây (Jingxi), họ gặp rất nhiều nông dân có tình cảm sâu sắc nhưKinh Hỉ Trang (Jingxi Zhuang), đ' từng thành lập ủy ban cách mạng huyện. Hồ Chí Minh và bộ phận lãnh đạo Việt Cộng từ Quế Lâm Trung Quốc chuyển đến huyện Tĩnh Tây, nơi đã đặt cơ sở quần chúng đang phát triển vì nhu cầu đó làm tình hình cuộc đấu tranh nổi cộm hơn.

Trương Bội Công (Zhang Peigong-张佩公), Thiếu tướng Nguyễn Sơn bí danh Vũ Nguyên (Wu Yuan-武元). Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Giữa mùa hè năm 1940, quân đội thứ IV Trung Hoa Dân Quốc chuyển đến doanh trại ở Liễu Châu, hình thành "Ủy ban Giải phóng Quốc gia Việt Nam". Cùng năm, Hồ Chí Minh tham gia vào các hoạt động gián điệp, do Trung Cộng chỉ đạohợp tác thiết lập tổ chức"đồng chí công tác văn hoá Trung-Việt". Trương Bội Công đưa ra kế hoạchthiết lập trong khu vực biên giới dưới sự hỗ trợ của Trương Phát Khuê ở huyện Tĩnh Tây Quảng Tây dọc theo biên giới Việt Nam để có thêm hậuthuẩn của Quốc Dân Đảng. Năm 1941, Hồ Chí Minh, Trương Bội Công, Trần Báo (Chen bao-陈豹) hợp tác vớiTrương Trung Phụng (Zhang Feng-张中奉), thành lập "Liên minh Tự do Quốc gia Việt Nam".
Năm 1942, thành lập "Liên minh cách mạng Việt Nam" tại Liễu Châu, Trương Bội Công (Zhang Peigong) gia nhập tổ chức trên. Bộ ba Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh (Wu Hongqing) bầu ra Ban Thường vụ, Trương Bội Công (Zhang Peigong-张佩公), được bầu làm lãnh đạo quân sự. Nhưng một loạt bất hòa xảy ra giữa Vũ Hồng Khanh(Wu Hongqing-武洪卿) và Trương Bội Công (Zhang Peigong-张佩公). Cuộc đấu tranh nội bộ không ngừng khiến cho các hoạt động của tổ chức bị trì trệ,tình trạng dần dà đưa đến Đảng Cộng sản Việt Nam cướp tổ chức "Liên minh Tự do Quốc gia Việt Nam", gạt bỏ Quốc Dân Đảng Việt Nam ra khỏi tổ chức, trong đó có các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị theo hướng quốc gia.
Trương Bội Công (Zhang Peigong-张佩公), tiếp nhận mệnh lệnh quân đội Trung Hoa Dân Quốc tham chiến tại Việt Nam, chuẩn bị rút quân về biên giới Việt Nam-Trung Quốc kết thúc vào cuối năm, Trương Bội Công thu lại bốn khu chiến sự tạo thành "đội công tác biên phòng Trung-Việt" để thực hiện các hoạt động trong khu vực biên giới huyện Tĩnh Tây. Nó trùng hợp với một nhóm "Thanh niên cách mạng Việt Nam" tổ chức tại tỉnh Cao Bằng của Việt Minh đang nổi dậy chống Pháp, trong đó có hơn 40 cán bộ Việt Minh thoát khỏi vòng vây của Pháp tại Tĩnh Tây (靖西).
Hồ Học Lãm (胡学览) chết dưới tay Vũ Anh (HCM)

Phạm Văn Đồng tiếp xúc với Tướng Ngũ Tư Quyền (伍修权– Wu Xiuquan) tư lện biên giới VN-TQ, tại mật khu huyện Tĩnh Tây. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Vào đầu tháng 11 năm 1940, Hồ Chí Minh bí danh Vũ Anh (Wu Ying) mời các phe phái hợp tác (VM-QDĐVN), gặp mặt tại huyện Tĩnh Tây (Jingxi) đề nghị tổ chức tập trân chung chống Pháp-Nhật, nhưng Hồ Chí Minh lập mưu đồ lấy lực lượng "Thanh niên cách mạng Việt Nam", bao vây những tổ chức đấu tranh vũ trang. Trương Bội Công (Zhang Peigong) có nhiều cán bộ cảnh giới và những thành viên nằm vùng trong lực lượng vũ trang "Việt Minh", cho biết có kế hoạch phản công QDĐVN, nhờ vậy tránh được va chạm vũ lực, tiếp theo Việt Minh gửi đến những khuyến nghị gay gắt.
Hồ Chí Minh đến huyện Tĩnh Tây, ngay sau khi tiếp xúc với các nhóm "Thanh niên cách mạng Việt Nam", ban đầu tỏ ra thiện chí muốn liên kết hoạt động chung với các lực lượng vũ trang khác, lấy huyện Tĩnh Tây, làm nơi hoạt động của VM-QDĐVN. Lý Nghiễm Ba (Li Guangbo), Trần Sơn Hồng (陈山洪), người đã liên lạc những nhà quân sự, chính trị, đồng thời thuyết phục Trương Bội Công (Zhang Peigong) gửi điện tín đến Quế Lâm, mời "Việt Minh" viếng thăm văn phòng QDĐ huyện Tĩnh Tây để thảo luận hợp tác. Cuối tháng 12 năm 1940, Hồ Chí Minh từ Quế Lâm đến huyện Tĩnh Tây, bắt đầu lập cơsở khoảng quận lỵ cách 8 km, mượn gia đình nông dân Triệu Hân Vi (Zhao Xinwei) làm Ủy ban Quân sự Việt Minh.
Đó là trung tâm liên lạc giữa Lý Nghiễm Ba "Việt Minh" với Trương Bội Công QDĐ, ban đầu hai đảng tích cực xây dựng cơsở chung sống vì mục đích chống Nhật-Pháp. Thâm tâm Hồ Chí Minh có ý khác muốn lấy huyện Tĩnh Tây để liên hệ với nội địa Việt Nam và nhận viện trợ quân sự của Trung Cộng, cũng như Trương Bội Công (张佩公) lãnh đạo "Quân đội biên giới Trung-Việt" nhận viện trợ Quốc Dân Đảng. Sau đó, Hồ Chí Minh triển khai thực hiện hai lần cướp địa bàn ưu đãi chiến lược của Quốc Dân Đảng.
- Thứ nhất, phe phái Vũ Anh (Wu Ying-武英-HCM), Việt Minh lập ra doanh trại chiến khu biên giới, con đường chiến lược tiến thẳng vào Việt Nam, đài chỉ huy bí mật của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đặt tại Tĩnh Tây, nơi đây làm đại bản doanh cho chiến khu rất thích hợp.
- Thứ hai, Trương Phái (Zhangpei) quyết định đi chung với Việt Minh chọn đấu tranh quyết liệt chống Nhật, nhưng khác biệt tinh thần Cộng sản của Vũ Anh (Wu Ying), cho nên họ chọn hướng Bắc huyện Pha Na (那坡), và huyện Cao Bình Khê (Gaoping River), phía Bắc trên đồi đối diện huyện Tĩnh Tây và huyện Pha Na (那坡) biên giới VN-TQ, sau này Việt Cộng chiếm doanh trại lực lượng vũ trangcủaTrương Phái.
Hồ Chí Minh bí danh (Vũ Anh-Wu Ying-武英), thành lập chiến khu và tổ chức cơsở ổn định, ông trở thành đối tượng lực lượng vũ trang mạnh nhất, ông gửi ba đại diện Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan đến hai huyện Tĩnh Tây (Jingxi-靖西) và huyện Tân Vu (Xinwei-新圩) làm áp lực mời những phe phái tham dự đại hội kháng chiến chống Pháp.

Tình báo Lý Nghiễm Ba (Li Guangbo - 黎广波) (phải) đón tiếp Phó Cục trưởng Cục Chính trị Trung Cộng (trái). Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm. [2]

Trương Bội Công được hỗ trợ bởi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc, lãnh đạo một số đơn vị "Đội công tác biên giới Trung-Việt" (中越边区工作队). Hồ Chí Minh quyết định hợp tác với Trương Bội Công để tận dụng lợi thế của các mối quan hệ với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Việt Cộng tạo thuận lợi phát triển các hoạt động của mình trong khu vực biên giới Trung-Việt.
Để kết thúc, phe Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan và phe Trương Bội Công chấp nhận gồi lại gần nhau hơn vì cùng mục đích chống Pháp, đến năm 1940, Hồ Chí Minh đề xuất "Ủy ban Giải phóng Quốc gia Việt Nam" sản xuất rượu lậu tại Liễu Châu, sản xuất Á phiện tại huyện Tĩnh Tây, Tân Vu, Pha Na (那坡), Hương Truân, và huyện Cao Bình Khê (Gaoping River). Trương Bội Công phản đối "quân đội không thểlàm những việc phi pháp".
Cuối tháng 12 năm 1940, lực lượng vũ trang "Việt Minh" hoạt động tại huyện Tĩnh Tây, cử đại diện tham gia vào văn phòng "Đội công tác biên giới Trung-Việt" của Hồ Học Lãm, từ đó Việt Minh được xem có pháp lý, tiếp nhận mọi viện trợ của Quốc Dân Đảng. Không bao lâu Hồ Chí Minh đạt một thành công khác, cướp được tổ chức "Đội công tác biên giới Trung-Việt". Sau đó, Hồ phân biệtchính kiến Cộng sản-Quốc gia, đưa ra những điều qui định triệt để chống những người không cùng hướng, nhất định không cho góp phần trong tổ chức cách mạng giải phóng Việt Nam. Khi đã có thế lực họ Hồ liền chia tay chào biệt Trương Bội Công (张佩公), lúc này có hàng loạt thanh niên cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự thu hút của Hồ Chí Minh. Cụ thể những người trẻ Việt Nam trở thành cán bộ ưu tú quốc gia phục vụ trong "đội công tác biên giới Trung-Việt" đã được huấn luyện, đào tạo, giáo dục tại "Trung tâm Cán bộ Việt Nam" trên danh nghĩa Trương Bội Công (张佩公), do quỹ Quốc Dân Đảng tài trợ, nhưng thực tế do Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát.
Trung Cộng lựa chọn địa điểm đào tạo cán bộ riêng cho Việt Minh, do đó Hồ Chí Minh cướp căn cứ huyện Tĩnh Tây và huyện Hương Truân (Township Tuen) thành lập bản doanh cách Trương Bội Công và Hồ Học Lãm khoảng 9 km. Dân làng biên giới vốn có cảm tình cách mạng Việt Nam, nền tảng quần chúng rất tốt. Hồ Chí Minh đích thân chủ trì các khóa tập huấn, tham gia các bài giảng. Đảng viên Việt Minh tham gia vào giảng huấn,như Vũ Anh (Wu Ying-武英bí danh của Hồ Chí Minh), Phạm Văn Đồng, Nguyễn Sơn bí danh Vũ Nguyên (Wu Yuan-武元). Các khóa đào tạo chuyên lý luận chính trị, tuyên truyền, văn hóa, tổ chức vũ trang, kiến ​​thức quân sự và chính trị. Các khóa học được tổ chức vào đầu năm 1941, mỗi khóa có 50 người trẻ, thời gian 20 ngày.

Từ trái sang phải: Năm 1940, nhóm gián điệp Trung Cộng tháp tùng Vũ Anh (HCM) xâm nhập vào Việt Nam, gồm có Nam Long ( ), Biên Cương (边疆), A Quyến  (阿眷), Lý Nghiễm Ba ( 广 ), Mạnh Hùng ( ), Đỗ Trình ( ),đường trước). Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.[3]

Có một trường hợp 82 thanh niên ở huyện Tĩnh Tây tham gia vào cuộc nổi dậy chống Pháp không thành công, đào thoát, nhập ngũ vào quân đội Trương Bội Công (张佩公). Hồ Chí Minh cảm thấy khó chịu, âm thầm cho 3 gián điệp Lý Nghiễm Ba (Li Guangbo), Trần Chủng Tử (Chen Torrent), Dương Đáp Lân (Yang Dalin) xâm nhập lũng đoạn, phá rối "Đội công tác biên giới Trung-Việt", vận động thanh niên huyện Tĩnh Tây tham gia Việt Minh
Việt Minh tổ chức đào tạo cán bộ tại huyện Tĩnh Tây, nhờ chủ tịch địa phươngông Kinh Hỉ Trang (Jingxi Zhuang) hỗ trợvà giúp đỡ xây dựng cơsở tại ngôi làng Thạch Sơn (Rock Hill) một khu vực nhỏ nhưng kín đáo, nông dân ít đến đây bởi núi rường cheo leo nguy nhiểm, Việt Minh giải quyết thực phẩm cho 100 khóa viên, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Người dân địa phương vẫn làm mọi thứ có thể để tăng đủ thực phẩm bảo đảm cho khóa đào tạo tiến hành trôi chảy. Vào cuối khóa học đào tạo, trùng vào dịp Tết Nguyên Đán. Người dân trong huyện sẵn sàng tham gia vào các cuộc sinh hoạt giải trí dân gian mùa Xuân, cán bộ, khoá viên được mời đến nhà, tiếp đãi ăn uống trong ba ngày Xuân, quan hệ xem nhau họ hàng, người thân. Hồ Chí Minh đích thân đến một số nhà trong huyện chúc mừng năm mới, ông cho rằng mình là đứa con trở về làng, nhưng thực chất ông thể hiện "siêu lợi nhuận". Sau khi mãn khóa đào tạo, phần lớn cán bộ xâm nhập miền Bác Việt Nam hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng, số còn lại vẫn hoạt động tại Tĩnh Tây.
Trước khi Hồ Chí Minh rời khỏi Tĩnh Tây, ông tặng dân làng một chiếc kéo rồi phát biểu: "Tôi tặng nhân dân một sở hữu chiết kéo, từ nay chị em có phương tiện vá quần áo cho chiến sĩ, cũng có thể được sử dụng như một món quà lưu niệm". Từ đó có phong trào vá áo. Ban văn nghệ khuyến khích sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, cố gắng làm vui lòng "Bác đảng", nặn ra nhạc phẩm buồn nôn "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa".


Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc
Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc.
Quần nhau với giặc áo con rách thêm
Nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo.

Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo,
Đời mẹ nghèo trông áo rách, áo rách nên thương.
Các con ra đi đã mấy chiến trường
Mang theo cả tình thương của mẹ.

Lạ kỳ thay con đi như thế
Bỗng khi nào chợt nhớ hậu phương
Thì đường đang xa mà đôi chân nên khoẻ
Trái tim này rực cháy yêu thương.
Mọi gian lao mẹ con ta san sẻ
Nhắm chân trời rạng rỡ ánh dương

Sau khi đào tạo cán bộ, Hồ Chí Minh kêu gọi thành viên Việt Minh bộ phận Trung Quốc gặp mặt tại huyện Tĩnh Tây, triển khai đội công tác cảm tử. Phạm Văn Đồng, Vũ Nguyên (Nguyễn Sơn-武元) ở lại Tĩnh Tây, tiếp tục huấn luyện cán bộ Văn hóa và Tuyên truyền, phát triển văn phòng "Việt Minh". Ngày 8 tháng 2 năm 1941 Hồ Chí Minh bí danh Vũ Anh (Wu Ying), Lý Nghiễm Ba (黎广波) và đoàn tùy tùng xâm nhập ngôi làng Mạnh Ma huyện Tĩnh Tây mở rộng chiến khu tại cột mốc số 108 điểm đánh dấu ranh giới Việt Nam-Trung Quốc.
Ngày 08 tháng 2 năm 1941, Cột mốc địa giới số 108, đã trở thành một kỷ niệm đặc biệt về lịch sử của Việt Minh; và lịch sử quan hệ hữu nghị Trung-Việt. Từ khi Hồ Chí Minh sang Việt Nam, Trung Cộng đã chuẩn bị mật khu phía bắc huyện Tĩnh Tây, thành lập cơ quan ch huy trung ương Việt Minh, cơ sở cách mạng đầu tiên, do Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[3] Đệ tam kì ân tình đích sanh động biểu hiện (第三期恩情的生动表现)