Giải mã nhân vật Hồ Chí Minh - Kỳ 12/27 (Huỳnh Tâm)

“…Các tài liệu nêu trên cho thấy Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, và khẳng định bản thân Hồ Chí Minh đã nhập vai Nguyễn Ái Quốc, không còn nhận ra bản thân mình…”

Trong Thế chiến II, đảng Cộng sản Quốc Tế luôn chờ cơ hội để cướp chính quyền. Hầu hết những tài liệu liên quan đến quan điểm này được loan tải trên nhật báo "Cứu Vong" (救亡日報) [1]. Họ thường nhấn mạnh các lực lượng chống Nhật Bản và chiến tranh chống phát xít, thậm chí có cả những lời chỉ trích những phe đồng minh Phương Tây. Đôi khi những báo cáo của Hồ Chi Minh, loan tải trên nhật báo Quảng Tây, không phụ thuộc vào nội dung bài viết, cú pháp văn bản, sự hiểu biết về tình hình có thể được nhìn thấy rõ ràng ở Việt Nam không ai biết bài viết của Hồ Chi Minh, nhưng người Nhật có một sự hiểu biết đáng kể về con người Trung Quốc này. Đối với trường hợp Hồ Chí Minh có bốn điều chứng minh:
- Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã viết trên tờ báo Trung Quốc, nội dung ở ngôi thứ nhất: "Việt Nam có cuộc chiến tranh chống Nhật, cùng quan diểm với đồng minh phong trào giải phóng Trung Quốc được xem như một tinh thần gắn bó với quân sự và vũ khí, Cộng sản khuyến khích và giúp đỡ những ai đã học được công thức cướp chính quyền".
Hồ Chi Minh viết thêm "viện trợ của các quốc gia Cộng sản là sức mạnh cho công cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập, thực hiện lời dạy của cơ hội này đã thực hiện thành công". Từ những giải thích trên ông tự ví mình như Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen-孙中山), cha đẻ của dân tộc Trung Quốc, Hồ Chí Minh cũng thèm khát ý tưởng thần thánh, tự phong "cha già dân tộc Việt Nam".
- Thứ hai, "bài hát Annam và kháng chiến Trung Quốc," [2] Hồ Chí Minh viết theo giọng điệu đậm nét một phóng viên Trung Quốc, báo cáo danh sách những người Việt Nam ủng hộ cuộc kháng chiến Trung Quốc. Họ Hồ viết báo cáo: "Khi các phóng viên người Annam, đến khu vực đô thị và nông thôn thường nghe họ ca hát, mặc dù tôi không biết tiếng Annam".

Những gián điệp trong khối Cộng sản, và Hồ Chí Minh đi cùng Mao Trạch Đông nghỉ mát tại Bắc Đới Hà (北戴河). Hình chụp tháng 8 năm 1960. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Đến khi ông La Tự Nhiếp (罗自摄) đưa ra bài "Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình", ai cũng điều biết chính là một cảm nhiễm trong bài hát của Trung Quốc. Sau đó họ La nói với một số người Trung Quốc ở Hà Nội, hầu hết mọi người Việt Nam ủng hộ cuộc kháng chiến của Trung Quốc.
Từ đoạn này, nhật báo "Cứu Vong" loan tải bài thơ đầu tay của Hồ Chí Minh bút danh Bình Sơn. Hạ Diễn đề cập đến bài thơ "Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình", giới thiệu với độc giả Trung Quốc, vào ngày 4 tháng 12 năm 1940. Ông cho biết thơ phú của Bình Sơn còn non nớt, về cú pháp và lý luận, nhưng nặng tính ăn cướp từ ngữ thơ cổ ghép vào thơ mới, thiếu "bạch thoại". Hồ Chí Minh muốn trở thành một cây bút lớn của nhật báo "Cứu Vong" còn lâu lắm nếu không có Chu Ân Lai làm người đỡ đầu, bởi Hồ thiếu khả năng, con đường văn chương còn xa lắm "Bác Hồ" ơi ! Hạ Diễn vì cả nể Chu Ân Lai buộc lòng phải loan tải những bài của Bình Sơn, nặng tính báo cáo chính trị hơn là văn chương, một gián điệp trên diễn đàn văn học "Cứu Vong" không khác nào văn chương lừa đảo!
Nay chúng tôi tải xuống bài thơ chữ Hán đầu tay "Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình" của Bình Sơn (Hồ Chí Minh), hầu cung cấp bạn đọc một bản sao tài liệu để tham khảo: [4]
"救中國是救自己
平山
日本東方法西斯,
野蠻凶暴又殘酷.
發動了侵華戰爭,
中國人民被荼毒.
人被殺了家被焚,
滿地血紅滿山骨.
飛機落彈無可免,
饑寒疾病難生活.
他們艱苦地斗爭,
保衛民主與和平.
他門需要援助者,
他門需要有同情.
日鬼向世界進攻,
他是人類之公敵.
越南兄弟姊妹阿,
快快起來助中國.
努力幫助中國人,
中國越南如唇齒.
須知唇亡則齒寒,
救中國是救自己".
 
Phiên âm:
Cứu Trung Quốc Thị Cứu Tự Kỷ.
Nhật Bản đông phương phát tây tư,
Dã man hung bạo hưu tàn khốc.
Phát động Liễu xâm Hoa chiến tranh,
Trung Quốc nhân dân bị đồ độc.
Nhân bị sát liễu, gia bị phân,
Mãn địa huyết hồng, mãn sơn cốt.
Phi cơ lạc đạn vô khả miễn,
Cơ hàn tật bệnh nan sinh hoạt.
Tha môn gian khổ địa đấu tranh,
Bảo vệ dân chủ dữ hoà bình.
Tha môn nhu yếu viện trợ giả.
Tha môn nhu yếu hữu đồng tình.
Nhật quỷ hướng thế giới tiến công.
Tha thị nhân loại chi công dịch.
Việt Nam huynh đệ tỉ muội a,
Khoái khoái khởi lai trợ Trung Quốc.
Nỗ lực bang trợ Trung Quốc nhân,
Trung Quốc Việt Nam như thần xỉ.
Tu tri thần vong tắc xỉ hàn,
Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ.
Bình Sơn (Hồ Chí Minh)
4/12/1940

Dịch nghĩa:
Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình.
Nhật Bản là bọn phát xít phương Đông,
Dã man, hung bạo lại tàn khốc,
Đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Hoa.
Nhân dân Trung Quốc bị đầu độc khổ sở.
Người thì bị giết, nhà bị đốt,
Đầy đất máu đỏ, đầy núi xương phơi.
Tàu bay bom đạn, không thể tránh khỏi,
Đói rét, bệnh tật, khó sống nổi.
Họ đang đấu tranh một cách gian khổ,
Bảo vệ dân chủ và hoà bình.
Họ cần có người viện trợ,
Họ cần có sự đồng tình.
Giặc Nhật tiến công cả thế giới,
Chúng là kẻ thù chung của loài người.
Anh em chị em Việt Nam ơi!
Mau mau đứng lên cứu Trung Quốc.
Ra sức giúp đỡ người Trung Quốc,
Trung Quốc Việt Nam như môi với răng.
Phải biết rằng môi hở thì răng lạnh,
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.
Bình Sơn (Hồ Chí Minh)
4/12/1940

Dịch thơ:
Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình
Nhật Bản phát xít ở phương Đông,
Dã man cuồng bạo lại tàn hung.
Vào Trung Hoa gây chiến xâm lược,
Nhân dân Trung Quốc khổ vô cùng.
Người thì bị giết, nhà bị thiêu,
Núi đầy xương, đất đầy máu đỏ.
Tàu bay, bom đạn, tránh làm sao?
Đói rét, ốm đau, sống thật khó.
Họ đang đấu tranh rất gian khổ,
Giữ gìn dân chủ và hoà bình.
Họ đang cần có người viện trợ,
Họ đang cần được sự đồng tình.
Giặc Nhật tấn công cả thế giới,
Là kẻ thù chung toàn nhân loại.
Mau đứng lên mà giúp Trung Hoa,
Anh chị em Việt Nam ta hỡi!
Ra sức giúp cho người Trung Quốc,
Trung Việt khác nào môi với răng.
Nhớ rằng môi hở thì răng lạnh,
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.
Bình Sơn (Hồ Chí Minh)
4/12/1940

Bài thơ này của Hồ Chí Minh viết ngày 04 tháng 12 năm 1940 tại Trung Quốc loan tải trên Nhật báo Quảng Tây tựa đề "Trung Quốc-Việt Nam như môi với răng". Lưu ý bài thơ này nói về "Trung Quốc chống Nhật Bản". Hồ Chí Minh ký tên Bình Sơn (Hirayama-平山). Sau đó Hạ Diễn (Xia Yan) trưởng ban biên tập của nhật báo "Cứu Vong" cho loan tải lại. Bài thơ này sữa lại tựa đề (Cứu Trung Quốc Thị Cứu Tự Kỷ", phản ánh mối quan hệ giữa Việt Minh ủng hộ cuộc kháng chiến Trung Cộng. Đến năm 1990, đảng Cộng sản Việt Nam cho công bố những tập thơ Hoa ngữ của Hồ Chí Minh, theo định hướng "Việt Nam tự cứu mình, Trung Quốc hỗ trợ". Ví như "Môi hở răng lạnh" bắt nguồn từ văn hóa cổ đại Trung Hoa vào thời Xuân Thu, và nay đã trở thành như một thứ thành ngữ, do Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam.

Quách Mạt Nhược thành lập nhật báo "Cứu Vong" (救亡日報). Ra mắt đầu năm 1940, ngừng xuất bản vào ngày 10 tháng 10 1945 đổi tên thành "Chien Kuo Daily News" tại Thượng Hải. Khởi đầu Quốc Dân Đảng bỏ tiền thành lập tờ báo nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chủ trương kháng chiến chống Nhật Bản. Phong trào Quốc gia "Cứu Thục" nhấn mạnh báo chí và nguyên tắc tổ chức phải kết hợp để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng chống Nhật. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm. [3]

- Thứ ba, Hồ Chí Minh so sánh Việt Nam như "quân phục quốc Do Thái", cho rằng những ai chống lại Việt Minh được xem "kẻ phản bội", một văn bản khác "quan hệ lịch sử Việt-Nhật", ông không thể tố cáo Nhật Bản bởi điểm nổi bật của đương đại, mọi người không thể hiểu con người Hồ, đã viết loạt bài này hầu để xin viện trợ Nhật Bản.
Một thách thức khác để xác nhận Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Hán gian, vào khoảng "Năm 1907, Nhật Bản làm ra luật "Trục xuất", Hồ Chí Minh ủng hộ luật này, ngay lập tức chính phủ ra lệnh "trục xuất" các thanh niên Việt Nam rời khỏi Nhật Bản để trở về Việt Nam, chỉ còn lại Kỳ ngoại hầu Cường Để tạm cư tại cù lao Yoshiko, do ông Tsuyoshi Inukai một thương gia Nhật Bản hỗ trợ, hy vọng trong tương lai sẽ làm được gì cho Việt Nam. Hồ Chí Minh âm mưu giết chết phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu và Cường Để.
Năm 1931, lúc này đất nước Trung Hoa cũng lâm vào chiến tranh, cho nên Nhật Bản đưa nhà cựu ngoại giao Trần Văn An - Chenwen An (陳文安) lập chính phủ thân Nhật Bản, tại Quảng Châu, Quảng Đông cho đến sau mùa thu năm 1938. Chenwen An, chỉ hoạt động tại biên giới Việt Nam, đến cuối tháng Chín, Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam, Kỳ ngoại hầu Cường Để về nước tại tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng biên giới Việt Nam-Trung Quốc vận động Việt Nam độc lập nhưng không thành bởi vì Hổ Chí Minh cản trở.

Kỳ ngoại hầu Cường Để (trái) và cụ Phan Bội Châu (phải, ngồi) hai thành viên quan trọng của Phong trào Đông Du. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh biết được bản tin bí mật, viết một bài báo cáo gửi đến Chu Ân Lai: "Kẻ thù (Cường Để) đang ở vùng lân cận Lạng Sơn tuyển dụng quân binh, tổ chức "quân đội phục quốc", có thể nhận được 30 đô la mỗi đầu người cho mỗi tháng, mục đích kích động người dân thu hồi chế độ thực dân Pháp, sau đó cai trị Việt Nam".
Những ngày đầu trong tháng, Hồ Chí Minh viết 10 báo cáo khác nhau: "Trong những ngày gần đây, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam dần dần sôi động. Trần Mỗ nổi dậy chỉ huy quân sự ở miền Bắc Việt Nam, lương thực và tiếp vận mạnh mẽ, đã tuyển mộ được hàng chục ngàn người..." Như vậy, sẽ có ngày "Quân đội phục quốc" trở thành một đội tiên phong cách mạng quốc gia! "Quân đội phục quốc," lần đầu tiên xuất hiện lực lượng vũ trang của người Việt Nam hoặc họ là các tổ chức tội ác? Ngoài ra, làm thế nào các lực lượng vũ trang của người Việt Nam trở thành thực sự chiến đấu? Trần Mỗ là ai? Sau khi các phóng viên điều tra theo các nguồn tin đáng tin cậy khác nhau, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng đó là Trần Văn An - Chenwen An (陳文安). Ngụy quân "phức tạp" được kết hợp thành một quân đội, người dân Việt Nam có yêu nước nhưng thực sự chưa phát triển được vũ trang. Chúng tôi (HCM) giải thích một số điểm như sau:
1- Nông dân Lạng Sơn suy nghĩ đơn giản, bởi vì ghét đế quốc Pháp, thế nhưng không biết sơ yếu lý lịch của Trần Văn An (Chenwen An - 陳文安), chỉ nghe "Quân đội phục quốc" họ đã cố gắng làm theo. Một khi người ta biết Trần Văn An - Chenwen An Nếu anh là kẻ ác, họ sẽ bỏ anh ta, và chân thành tham gia vào lực lượng chính đảng giải phóng dân tộc Việt Minh.
2- Bây giờ Nga chặn cướp biển Anh, Hoa Kỳ, họ muốn xâm lược cướp nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam, do đó Việt Minh phải cố gắng phá vỡ mọi tổ chức hoạt động ác ôn.
3- Kẻ thù không phải ở nơi khác, họ đang ở gần chúng ta tại biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng-Quảng Tây. Chúng ta cần chống lại sức mạnh của cái ác, chúng ta chú ý những hoạt động của chúng.
4- Chúng ta cần phải phân biệt giữa các nhóm chính trị và vũ trang tại Việt Nam, không nên nhầm lẫn "phong trào Việt Minh" với các phong trào "kẻ cướp" hay chỉ là "xúi giục của kẻ thù". Thủ tướng Nhật Bản Tsuyoshi Inukai là tên cướp biển, quân đội Nhật Bản kẻ thù nguy hiểm.  Nhật báo "Cứu Vong" và nhật báo "Quảng Tây" loan tải thời sự càn quét địch trên đất nước Trung Quốc-Việt Nam. Các phóng viên, đề cập đến Hồ Chí Minh, Hồ là một danh tính của người Trung Hoa.
Tháng 11 Năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) lẻn vào Quảng Đông, phục vụ trong quân đội Nhật Bản như là một thông dịch viên, rõ ràng điều này cho thấy mức độ mật thiết về các sự kiện kết nối cuối cùng thiết lập quan hệ hợp tác Việt Minh với Nhật Bản.
- Thứ tư, một văn bản tiêu đề "bầu trời rắn không biết gì", hoàn toàn khó hiểu vì đây là bản văn viết theo mật mã tình báo, và "bầu trời rắn dốt nát" cũng là một bản văn theo thuật ngữ gián điệp. Bản dịch Việt ngữ mô tả từ lá thư Trung ngữ, câu đầu tiên: "Ông-Trời-Có-Mắt" ám chỉ lá cờ "mặt trời" Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam, và chống sự chiếm đóng của Pháp, Đức, sẽ không được hoàn thành", "Ông-Trời-Có-Mắt" cũng có ý nghĩa "hãy xem xét kỹ lưỡng từ bên trong "bầu trời rắn không biết gì", phù hợp với các văn bản theo tiêu đề trên. Bản gốc Hồ Chí Minh có loan tải trên nhật báo "Cứu Vong. Theo ấn bản năm 2002 "Hồ Chí Minh Toàn Tập III", tiêu đề ban đầu đọc "Ông-Trời-Có-Mắt", có thể không được dịch "Đức Chúa Trời có mắt" cho nên văn bản để nguyên "Ông-Trời-Có-Mắt" đó là sự thật. Quan sát cho kỹ Hồ Chí Minh không có kỹ năng viết hoặc không đủ tiêu chuẩn thống nhất Việt ngữ và Trung ngữ, bởi nó vẫn chưa được chuẩn hóa, hoặc nhà xuất bản dịch sai. [5]
Vào đầu tháng 5 năm 1943, Hồ Chí Minh bị trục xuất và được đưa về Quế Lâm - Trung Quốc. Thoạt đầu "Nhật ký trong tù" (獄中日記) của tác giả Hồ Chí Minh không có gì đáng chú ý, nhưng về sau nó có giá trị bởi nó xuất hiện như một bản án văn chương đáng để người đời đem Hồ Chi Minh ra để bêu đầu thị chúng, do tội danh cướp thơ của người khác. Dựa trên lời khai của "nghi phạm", bộ phận chính trị áp tải HCM đến Liễu Châu (Liuzhou) cùng đi với hai nhà quân sự, đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 tù nhân Hồ Chí Minh nhập trại Bân Lư (Lu Bin-斌廬), trại giam quân sự của Bộ Chính trị quản lý, chờ ngày nhận quyết định bản án. Có lúc Cục tình báo KGB nghi ngờ Hồ Chí Minh đội lột gián điệp hai mang hay "lưỡng đầu mang", gián điệp của Nhật Bản, Quốc Dân Đảng và hoạt động cho Trotsky tại Việt Nam. Trong khi tạm giam. Hãng tin truyền thông TASS của Liên Xô tại Trùng Khánh thông báo cho trung tâm "Lưu ký Đảng Cộng sản Việt Nam" và Hiệp hội quốc tế chi nhánh tổ chức chiến tranh Việt Nam" Chủ tịch Trí Điện Tôn; cũng như các Ủy ban CPC mời Chu Ân Lai cứu Lý Tông Nhân (Li Tsung-jen-Hồ Chí Minh), từ đó không bao giờ đề cập đến Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam. Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 Hồ Chí Minh được cứu ra khỏi tù, ông được điều sang Việt Nam công tác.
Ngày 09 tháng 8 năm 1944, Chế độ Tưởng Giới Thạnh (Chiang Kai-shek) muốn phát triển Quốc Dân Đảng tại Việt Nam "phác thảo kế hoạch", bởi Đại tướng Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) phê duyệt, cung cấp kinh phí 76.000 đồng nhân dân tệ, ngay sau đó bắt đầu một nhiệm vụ mới ông Vương Tâm Cương và Hồ Chí Minh dẫn đầu 18 cán bộ đến Việt Nam hoạt động trong hai lĩnh vực quân sự và chính trị.
Ngày 01 tháng 10 năm 1944, Trung ương Quốc Dân Đảng biết được "Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo Việt Cộng không phải Nguyễn Ái Quốc." Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) đã gửi một văn thư đến Tưởng Giới Thạnh (Chiang Kai-shek), đề nghị không cung cấp kinh phí cho Hồ Chí Minh, lý do "Kết thúc nhiệm vụ »:
1- Chúng tôi không chống cộng sản, đặc biệt là cộng sản quốc tế.
2- Hồ Chí Minh chỉ được công nhận "cán bộ cách mạng Việt Nam", và đã tham gia vào Đảng Cộng sản, nhưng không có gì để hợp tác với ĐCSTQ. Sau khi điều tra mở rộng mà chỉ có thể chứng minh rằng ông là "nhà hoạt động Quốc tế thứ ba.
3- Đại tướng Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) khá ấn tượng tốt đẹp với Hồ Chí Minh, các văn bản được suy ra từ các bài phát biểu của Hồ Chí Minh và các chính sách đã chống nhật, có một sự hiểu biết sâu sắc. Và sự sáng tạo tinh tế, mang lại hòa bình, và nhấn mạnh các chi nhánh đại diện của Hồ Chí Minh".
Các tài liệu nêu trên cho biết Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy rõ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, và khẳng định bản thân Hồ Chí Minh đã nhập vai Nguyễn Ái Quốc, không còn nhận ra bản thân mình. Vì vậy, sự xuất hiện của Hồ Chí Minh rất lạ và mờ ám. Căn cứ vào tình hình hiện tại giữa mối quan hệ Quốc Dân Đảng với Quốc tế Cộng sản (Trung Cộng) trong một khoảng thời gian hợp tác chung chống Nhật, lãnh đạo "Việt Minh" Hồ Chí Minh cũng là Quốc Dân Đảng trong chương trình đối tác "Hoa quân nhập Việt". Hồ Chí Minh cộng tác với Quốc Dân Đảng với danh nghĩa Nguyễn Ái Quốc, và từ đó mọi nguồn tài trợ rơi vào tay Việt Minh, cho nên ông cẩn thận thông qua các "Chi nhánh của Hiệp hội Quốc tế xâm lược Việt Nam" trước khi lấy quyết định hoạt động. Hồ Chí Minh đã vượt qua những chặng đường dài nhờ Trung Cộng giải cứu, ngoài ra sau lưng còn có Chu Ân Lai trực tiếp bảo vệ.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh - book.ifeng.com
[2] (An nam ca dao dữ trung quốc kháng chiến - 安南歌謠與中國抗戰)
[5] – bbtpress.com