Giải mã nhân vật Hồ Chí Minh - Kỳ 2/27 (Huỳnh Tâm)


“…Để tránh sự nghi ngờ việc thay thế Nguyễn Ái Quốc (阮爱国). Weixi Leva bỏ nhiều công sức xây dựng chân dung mới cho Hồ Tập Chương (Huji Zhang). Trên lý thuyết Hồ đã thành công mọi mặt từ thể chất đến tinh thần và cả đặc tính người cộng sản vô sản…”

Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) nhập xác Nguyễn Ái Quốc [1]
Bà Vesey Vera Zvonareva là người có thẩm quyền trong Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản báo cáo, Nguyễn Ái Quốc trên đường công tác đi qua Hồng Kông bị bắt giam, kết án tử hình, qua đời năm 1932. Trung Cộng nhận được tin đề cử Hồ Tập Chương (Huji Zhang) điều tra vụ án Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1929-1931, Nhiệm vụ của Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản lập hồ sơ giả chồng chéo lẫn nhau, có một hồ sơ ngụy tạo cho rằng Nguyễn Ái Quốc đã thoát ngục, may mắn thành công sau đó lẩn trốn rồi qua đời vì bệnh lao. Trong bối cảnh thời điểm này Cục Viễn Đông tung ra nhiều sự kiện tương tự, nhưng bà Vera Zvonareva đã xác nhận có sắp xếp lại lý lịch cho phù hợp cho nhân vật mới, theo tiến trình riêng biệt có lợi cho cách mạng Việt Nam. Lý do khi đào tạo một nhân sự mới sẽ tránh nhiều trở ngại. Tuy người đã chết nhưng hồ sơ tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc vẫn còn giá trị và thích hợp cho sự sấp xếp tráo đổi lý lịch, vì nhu cầu, lợi ích của Trung Cộng.
Kế hoạch đào tạo gián điệp tuyển chọn Hồ Tập Chương (Huji Zhang) thay thế Nguyễn Ái Quốc, một nhân vật mới xuất hiện, muốn hoạt động phải có sự đồng thuận của Văn phòng Quốc tế Cộng sản Đông Dương, Vera Zvonareva là người điều động nhân sự nên bà biết rõ điều này.
Gián điệp Liệt Duy Tây (列维西) đã xác nhận, ông được chỉ định nhiệm vụ giáo dục, đào tạo một nhân vật Hồ Tập Chương, sau năm (5) năm cho xuất hiện một Nguyễn Ái Quốc có tầm cở gián điệp quốc tế, và chính Vera Zvonareva cập nhật lưu trữ lý lịch của Nguyễn Ái Quốc (hai) tại Cục Viễn Đông, chứng minh hồ sơ của Quốc tế Cộng sản đã thao tác xây dựng "từ cái chết Nguyễn Ái Quốc đứng lên sống lại."

Vera Vasilieva

Bà Vera Vasilieva người Nga, bạn gái của Nguyễn Ái Quốc cho biết: "Nguyễn Ái Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Trước khi đi Hồng Kông còn để lại một va-ly áo quần. Ông sắm cho tôi tòan là loại sang, dùng bao nhiêu năm mới hết!". Được biết sau này ông có bí danh mới Hồ Chí Minh, "yêu" cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu.
Tháng 1 đến cuối tháng 9 năm 1931, các giám đốc của bộ phận lưu trữ Đông Dương Cộng sản, phát hành một bản tin: "Nguyễn Ái Quốc đã bị trục xuất ra khỏi đảng Cộng sản Đông Dương, thay thế vào một lý lịch mới".
Bản tin mùa Xuân lưu hành tháng 2 năm 1932, trong nội bộ Quốc tế Cộng sản báo cáo Nguyễn Ái Quốc chưa chết bệnh lao thì đã bị tử hình. Sinh viên Việt Nam tại Moscow tổ chức lễ truy điệu tiễn biệt Nguyễn Ái Quốc. Quốc tế Cộng sản đề cử ông Weixi Leva Bộ Nội vụ Quốc tế và người phụ trách Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự lễ tưởng niệm, riêng Vera Vasilieva không trực tiếp tham dự lễ, bà cũng có nhận được một thông điệp báo Nguyễn Ái Quốc vừa chết tại Hồng Kông.
Tháng 3 năm 1933 giữa mùa Xuân và mùa Hè, Hồ Tập Chương từ Thượng Hải đến Moscow, trình diện với Manuel Dmitry, Nowitzki, Vera Zvonareva và Khang Sinh người đại diện cho Trung Cộng. Khang Sinh (Kang Sheng) đặc nhiệm điều tra cùng với Weixi đại diện tòa án Quốc tế Cộng sản, hai ông làm một thử nghiệm điều tra về Nguyễn Ái Quốc, kết luận trong lý lịch mới Nguyễn Ái Quốc đã bị tử hình. Cộng sản sắp xếp lại, đưa Hồ Tập Chương vào Viện Lenin, đào tạo kỹ năng "Quốc gia Thuộc địa".
Ngày 4 tháng 3 năm 1935, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức cuộc họp tại Macao, thông qua một nghị quyết phân giải chính trị 32 điều. Tiếp theo các cuộc họp do Lê Hồng Phong (Li Hongfeng) tổ chức, bầu lại ban lãnh đạo mới có 13 Ủy viên Trung ương: Bao gồm tám đại diện lao động, một đại diện dân tộc thiểu số, ba đại diện của trí thức, sắp xếp Hồ Tập Chương vào Ủy viên Trung ương thứ mười ba (13).
Việc bố trí 13 Ủy viên Trung ương, lần đầu tiên có tên Hồ Tập Chương (胡集璋), nguyên nhân vi có sự khiếm khuyết của Nguyễn Ái Quốc. Ngày ấy ai cũng biết người thứ 13 là họ Hồ Tập Chương trong Ủy viên Trung ương. Một lần nữa Hồ Tập Chương (胡集璋) tự nhận Nguyễn Ái Quốc mang bí danh "PC Lin". Lê Hồng Phong (Li Hongfeng), Nguyễn Thị Minh Khai tất cả những người này đều biết bí danh "PC Lin" là ai, sống tại Moscow, đã tham gia Hội nghị Quốc tế lần thứ VII của Đảng Cộng sản. Họ hiểu rõ danh tính, lý lịch của Nguyễn Ái Quốc. Nhưng lúc đó Quốc tế Cộng sản sắp xếp lại nhân sự cho nên không ai tiết lộ, họ cho rằng phục vụ vì ý tưởng phải hoàn toàn chấp nhận sự không thật, cho nên Vera Zvonareva quyết định niêm yết Ủy viên Trung ương. Tuy nhiên đến năm 1935, ông Weixi Leva mới khẳng định chấp nhận đào tạo Hồ Tập Chương (胡集璋) chuyển đến trung tâm học viện chính trị, và chính Lê Hồng Phong tiếp nhận truyền đạt chỉ thị chính trị Hồ Tập Chương sẽ là người của Cộng đảng Đông Dương.
Tháng 4/5 năm 1935, Đảng Cộng sản Việt Nam gửi một thư ngỏ lên Bí thư Đông Dương, lên án Hồ Chí Minh đã từ chối có tên trong danh sách các đại biểu tham dự cuộc họp lầy thứ bảy (7) của Quốc tế Cộng sản. Một ghi chú khác vào năm 1930, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xiêm-La công bố rằng Hồ Chí Minh không phải là người Cộng sản.
Trong khi ấy bà Vera Zvonareva thay mặt Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản giải thích: "Trong vòng hai năm tới đây Hồ Tập Chương sẽ tập trung vào nghiên cứu, không thể tham gia vào các hoạt động ngoại vi của đảng, bởi Hồ Tập Chương đang chuẩn bị kết thúc nghiên cứu. Chúng tôi đang lên kế hoạch với lợi thế đặc biệt". Sau này bà Vera Zvonareva có viết một lá thư gửi cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc: "Tình hình lý lịch Nguyễn Ái Quốc có nhiều liên quan đến đảng, trong vòng hai năm tới, Hồ Tập Chương sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, không thể đối phó với những thứ khác, sau đó chúng tôi có một kế hoạch đặc biệt để sử dụng anh ta".
Cuối tháng 6 năm 1935, Hồ Tập Chương vẫn còn học tại Viện Lenin, đến năm 1936 ông di chuyển đến trường Stalin Đông Phương, theo chương trình giảng dạy tiếng Việt Nam và văn hóa Đông Phương. Một báo cáo trong tháng 4 năm 1936 cho biết, Hồ Tập Chương với bí danh "Lin", trong khóa học ông đã đạt nhiều thành tích văn hóa Đông Dương (Indo-learning). Vera Zvonareva bình luận: "Làm việc với Hồ Tập Chương là một vinh dự cho tôi, và ông không phải là một người mới trong việc nghiên cứu, ông hiểu tất cả vấn đề đất nước và con người Việt Nam, nhưng không có hệ thống, bởi Việt Nam có 54 sắc tộc khác nhau. Hồ cần có nhiều kinh nghiệm, học tập tốt chuyên cần cách mạng, tránh những sai phạm hay sai lầm tương tự tại Đông Dương, chúng tôi lưu ý cuối năm 1936, Hồ Tập Chương đã tiến bộ nhiều, trong vấn đề học Việt ngữ cũng đã vượt xa".

Hồ Chí Minh gián điệp Đông Dương.
Chương trình đào tạo của Xuecheng University bao gồm triết học, lịch sử, các môn học ngoại ngữ và tiếng Nga, riêng Thư ký văn phòng Viễn Đông Ban Hải ngoại Indochina khuyết khích Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) nghiên cứu về tình hình nông dân Việt Nam và Tuyên ngôn Cộng sản của Marx-Lenin.
Trong khóa học (1937-1938) Hồ Chí Minh chú trọng môn tiếng Việt, ông chọn thêm khoa nhân văn Viễn Đông. Công việc đầu tiên Ban thư ký Văn phòng Viễn Đông hài lòng Hồ Tập Chương trên tiêu chuẩn đào tạo, khả năng tương lai trở thành lãnh đạo Đông Dương. Một giảng viên khác khuyến khích và hỗ trợ Hồ Tập Chương chuẩn bị "cuộc cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Á", đảng đã lấp quyết định cung cấp dữ liệu nghiên cứu" và "chủ nghĩa duy vật biện chứng".
Thẩm phán Sophie-Kun giáo sư chương trình giảng dạy văn hóa Đông Dương, cho biết: "Cuối năm 1935-1936, Hồ vẫn được đào tạo tại College of Indochina bộ phận Stalin". Một báo cáo khác, tháng Tư tiết lộ bí danh "PC Lin" vẫn còn hợp tác với Vera Zvonareva-Vesey, nghiên cứu sự phát triển xã hội của Indo-learning. Trước khi kết thúc khóa học năm 1936, Vera Zvonareva-Weixi phụ trách Indochina, chuẩn bị một chương trình đào tạo được kết toán ngân sách $3000, tổ chức học bổng đào tạo 10 sinh viên, khóa học ấn định hai tháng. Chúng tôi phải quyết định giữ đồng chí Hồ Tập Chương ở lại Moscow tiếp tục hoàn thành nghiên cứu của trường.
Năm 1937, Đại học Stalin tổ chức nghiên cứu khoa học Quốc tế Cộng sản, Thuộc địa Cộng sản, và "chủ nghĩa duy vật biện chứng". Thời điểm này, Hồ Tập Chương đã chuẩn bị mức độ học tập cao, đem hết nhiệt tình cho "Duy vật biện chứng", "lịch sử cổ đại", "lịch sử thời trung cổ", "lịch sử hiện đại" và "Cương Lĩnh của người cách mạng 1869", những mục học này, đối với người Cộng sản rất nghiêm khắc. Hồ Tập Chương thể hiện được bản năng đảng viên Cộng sản, chuyên cần nghiên cứu về "Đông Dương".

Ngày 12 tháng 11 năm 1938, báo Nichinichi loan tải câu chuyện thực hư Hồ Tập Chương (胡集璋) thoát ngục Quốc Dân Đảng. Bức ảnh này do gia đình của Hồ Tập Chương (胡集璋) lưu trữ, và cung cấp cho Nichinichi.

Kết quả năm năm đào tạo một gián điệp
Từ năm 1933 đến năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) trải qua quá trình đào tạo ở Moscow và Bắc Kinh. Quốc tế Cộng sản tiếp tục thúc đẩy Hồ Tập Chương (Huji Zhang) trau dồi tích cực chức năng để trở thành đại diện Quốc tế Cộng sản tại Đông Dương và Việt Nam, là người đứng đầu tham gia vào cuộc cách mạng vô sản thế giới.
Để tránh sự nghi ngờ việc thay thế Nguyễn Ái Quốc (阮爱国). Weixi Leva bỏ nhiều công sức xây dựng chân dung mới cho Hồ Tập Chương (Huji Zhang). Trên lý thuyết Hồ đã thành công mọi mặt từ thể chất đến tinh thần và cả đặc tính người cộng sản vô sản. Đến nay, Hồ Tập Chương đã hoàn toàn đạt được tính năng độc đáo của người Cộng sản, qua 5 năm giáo dục và đào tạo. Hồ Tập Chương (Huji Zhang) đã uyên thâm lý thuyết cách mạng Cộng sản, nhất là lĩnh vực hành động Cương lĩnh, gồm có 26 điều mà người lãnh đạo cộng sản cao cấp cần phải thấm nhuần vào thân thể và không thể tách rời linh hồn Cộng sản, ông đã trở thành người tâm phúc của "Cương Lĩnh người cộng sản 1869" (Sergueï Netchaïev)


Sergueï Netchaïev

Sergueï Netchaïev cha đẻ (Cương Lĩnh của người cách mạng 1869). Cội nguồn thật sự của tất cả chế độ cộng sản trên thế giới từ 1917 đến nay 2016. Hai mươi sáu (26) điều luật mà mỗi người Cộng sản bắt buộc phải tuân hành:

1 - Thái độ của người cách mạng với chính mình
Điều luật 1: Người cách mạng là một kẻ bất hạnh. Hắn không có lợi ích cá nhân, không tình yêu, không tình cảm, không ràng buộc gia đình, không tài sản, thậm chí không tên.
Hắn chỉ suy nghĩ duy nhất, đam mê duy nhất, và quan tâm duy nhất đến cách mạng.
Điều luật 2: Trong thâm tâm hắn, hắn ruồng bỏ, bằng lời nói và bằng hành động, mọi quan hệ với trật tự nhà nước hiện hữu, và xã hội văn hóa cùng với pháp luật, tài sản, quy ước xã hội, và các nguyên tắc đạo đức của nó. Hắn là kẻ thù không đội trời chung của xã hội dân sự này; nếu hắn tiếp tục sống ở đó, chỉ vì để hủy diệt nó hữu hiệu hơn.
Điều luật 3: Người cách mạng khinh bỉ các giáo lý thuần túy, và từ bỏ các ngành khoa học thường thức, để các ngành này lại cho các thế hệ mai sau. Hắn chỉ công nhận một ngành khoa học duy nhất, đó là khoa học hủy diệt. Với mục đích này và chỉ với mục đích này, hắn sẽ nghiên cứu cơ học, vật lý học, hóa học, và có thể y học. Hắn sẽ nghiên cứu ngày đêm không ngừng nghỉ khoa học sống động về xã hội dân sự, với các đặc điểm, cơ năng, chức năng, và toàn bộ trật tự xã hội ở mọi mặt. Mục đích duy nhất của hắn là phá hủy ngay lập tức trật tự xã hội xấu xa này.
Điều luật 4: Người cách mạng khinh bỉ dư luận. Hắn miệt thị và thù ghét đạo đức xã hội hiện hữu, trong tất cả mọi biểu hiện, biểu lộ.
Theo hắn, bất cứ thứ gì đem đến thắng lợi cho cách mạng đều là đạo đức, bất cứ thứ gì cản trở cách mạng đều là vô đạo đức, và tội ác.
Điều luật 5: Người cách mạng là một kẻ bất hạnh. Hắn không mảy may chờ đợi bất cứ khoan dung nào của chính quyền và xã hội, vì hắn không đội trời chung với xã hội, có tao không mày.
Giữa xã hội và hắn là một cuộc chiến thường trực không hề có hòa hợp hòa giải, cuộc chiến có thể công khai hay bí mật, nhưng luôn luôn là cuộc chiến sinh tử, mày sống tao chết. Mỗi ngày hắn phải sẵn sàng chết. Và phải chuẩn bị chịu đựng mọi đòn tra tấn.
Điều luật 6: Nghiêm khắc với chính mình, người cách mạng phải nghiêm khắc với những kẻ khác.
Tất cả những biểu lộ ủy mị trong tình gia đình ruột thịt, tình bạn, tình yêu, lòng biết ơn và lòng danh dự phải được thủ tiêu, nhường chỗ cho niềm đam mê duy nhất, lạnh lùng, vô cảm là cách mạng.
Trong thâm tâm hắn, hắn chỉ có một khoái lạc duy nhất, một an ủi duy nhất, một tưởng thưởng duy nhất, một thỏa mãn duy nhất, đó là sự thành công của cách mạng.
Suốt ngày suốt đêm, hắn chỉ có một suy tư, một mục đích, đó là sự hủy diệt hoàn bị nhất.
Làm việc lạnh lùng không ngừng vì mục đích này, hắn sẵn sàng hy sinh tính mạng, và sẵn sàng giết chết tất cả những ai cản trở sự hoàn công này, bằng chính hai tay hắn.
Điều luật 7: Tính cách của người cách mạng thực sự loại bỏ tất cả lãng mạn, cảm xúc, nhiệt tình, hăm hở, thù hận cá nhân và trả thù cá nhân.
Sự đam mê cách mạng, đã trở thành bản chất thứ hai của hắn, phải dựa trên sự tính toán lạnh lùng nhất. Ở mọi nơi mọi lúc, hắn phải đặt lợi ích của cách mạng lên trên mọi lợi ích cá nhân.

2 - Thái độ của người cách mạng với các đồng chí 
Điều luật 8: Người cách mạng chỉ yêu quý và kết bạn với những kẻ thực thi cách mạng như hắn. Mức độ tình đồng chí, sự tận tâm và các bổn phận khác đối với đồng chí, chỉ được xác định bởi mức độ ích lợi của đồng chí này trong việc thực thi cụ thể cuộc cách mạng hủy diệt.
Điều luật 9: Nhu cầu hỗ trợ giữa các người cách mạng là hiển nhiên, đó là sức mạnh của hoạt động cách mạng. Các đồng chí cùng trình độ giác ngộ cách mạng và đam mê cách mạng, nếu có thể được, nên cùng nhau thảo luận những việc quan trọng, để có quyết định nhất trí. Nhưng để xây dựng một kế hoạch, mỗi đồng chí chỉ dựa vào chính mình. Khi hoạch định một hành động hủy diệt, người cách mạng chỉ làm một mình, và chỉ nhờ hỗ trợ trong việc thực thi kế hoạch nếu thật cần thiết không có không được.
Điều luật 10: Mỗi đồng chí nên có dưới quyền mình vài người cách mạng loại 2, loại 3, nghĩa là những người cách mạng chưa được kết nạp. Hắn phải xem họ như một phần vốn của quỹ cách mạng, do mình quản lý. Hắn phải tiêu xài tiết kiệm phần vốn này, để có lợi nhận tối đa. Hắn phải tự xem hắn là một phần vốn của sự nghiệp cách mạng, phần vốn mà hắn không thể tiêu xài tự do, mà không có sự đồng ý của toàn bộ các đồng chí đã được kết nạp.
Điều luật 11: Khi một đồng chí gặp khó khăn, người cách mạng phải quyết định có nên trợ giúp hay là không. Hắn không xét theo tình cảm cá nhân của mình, mà chỉ căn cứ vào lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Hắn phải cân nhắc giữa sự hữu ích của đồng chí đang gặp khó khăn, và phần vốn cách mạng của sự trợ giúp.

3 - Thái độ của người cách mạng với xã hội
Điều luật 12: Việc kết nạp một đồng chí mới, được xét duyệt không phải trên những lời nói mà phải trên những hoạt động cách mạng cụ thể, phải được thực hiện một cách nhất trí.
Điều luật 13: Người cách mạng sống trong xã hội của chính quyền hiện hữu, và sống trong đó chỉ vì hắn tin tưởng sự hủy diệt toàn bộ và nhanh chóng xã hội đó. Hắn không thể là người cách mạng nếu hắn cảm thấy thương xót bất cứ điều gì của xã hội này. Nếu hắn có khả năng, hắn phải tính đến sự hủy diệt tình trạng của mình, hủy diệt mọi quan hệ hay mỗi người của xã hội này. Đối với hắn, mọi thứ và mọi người của xã hội này đều xấu xa, ghê tởm. Đây là một chuyện khó khăn, nếu hắn có gia đình, bè bạn và người thân trong xã hội đó, hắn không thể là người cách mạng nếu họ ngăn cản hắn.
Điều luật 14: Với mục tiêu hủy diệt không đội trời chung, người cách mạng có thể và đôi khi phải sống trong một xã hội như nó mệnh danh. Người cách mạng phải thâm nhập khắp nơi, trong các giai cấp hạ lưu và trung lưu, trong các tiệm buôn, các nhà thờ, các biệt thự, biệt phủ, trong xã hội của công chức, quân nhân, văn nghệ sĩ, công an mật vụ, và ngay cả trong cung điện Mùa Đông.
Điều luật 15: Toàn bộ xã hội dơ bẩn này phải được chia làm 6 loại . Loại 1 phải bị tuyên án tử hình ngay tức khắc. Phải lập danh sách thứ tự những tên tội phạm này theo tác hại của chúng đối với sự nghiệp của cách mạng, để xử tử theo thứ tự.
Điều luật 16: Khi lập danh sách thứ tự ở Điều luật 15, chúng ta không nên chú trọng đến những hành vi phản động và các căm thù phát sinh, chúng có ích lợi tạm thời, vì chúng có thể kích động sự nổi loạn của dân chúng.
Phải chú ý đến mức độ ích lợi của cái chết của mỗi tên phản động đối với sự nghiệp cách mạng.
Vậy phải trừ khử trước hết những kẻ rất có hại cho tổ chức cách mạng, sự ám sát dữ dội sẽ gây kinh hoàng cho chính quyền hiện hữu. Loại ra khỏi chính quyền những thành viên cương quyết và tài ba sẽ làm suy yếu quyền lực của chính quyền đó.
Điều luật 17: Loại 2 gồm những kẻ mà ta tạm tha mạng để chúng kích động một cách hung bạo sự nổi loạn chắc chắn xảy ra của dân chúng.
Điều luật 18: Loại 3 gồm những nhân vật cao cấp, và những người, tuy không có tài năng và thực lực đặc biệt, nhưng giàu sang, có địa vị, có ảnh hưởng, có quyền lực, và có nhiều quen biết. Khi chúng ta vạch mặt họ, họ phải trở thành tay sai của chúng ta.
Tài sản của họ, ảnh hưởng của họ, quyền lực của họ, và những quen biết của họ là một kho tàng vô tận của chúng ta, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp của chúng ta.
Điều luật 19: Loại 4 gồm những tay tham vọng chính trị, và những đảng viên các đảng tự do. Chúng ta cùng mưu tính với họ, giả vờ tuân thủ các kế hoạch của họ. Đến khi chúng ta nắm quyền kiểm soát họ, thì chúng ta vạch mặt họ, và dùng họ để gây rối loạn trong nước.
Điều luật 20: Loại 5 gồm những lý thuyết gia, những tên mưu đồ, những người cách mạng, và những kẻ chuyên nói và viết dông dài về chính trị. Chúng ta nên cổ xúy họ, để họ sáng tác những tuyên bố nảy lửa, kêu gọi bạo loạn, sao cho phần lớn bọn họ biến mất không tung tích, và lợi ích của những người cách mạng thực sự tăng thêm ít nhiều.
Điều luật 21: Loại 6 khá quan trọng chỉ gồm các phụ nữ, có thể chia làm 3 loại nhỏ.
Loại phụ nữ 1 gồm những người nhẹ dạ, ngu xuẩn, không trí óc, mà chúng ta xử dụng như đàn ông loại 3 và loại 4.
Loại phụ nữ 2 gồm những phụ nữ hăng say, tài năng, tận tâm, nhưng chưa kết hợp với chúng ta, vì họ chưa đạt sự hiểu biết thực tế, thực hành, và thiếu lòng say mê cách mạng. Họ phải được xử dụng như đàn ông loại 5.
Loại phụ nữ 3 gồm những phụ nữ hòa hợp hoàn toàn với chúng ta, được chúng ta kết nạp, và chấp nhận toàn bộ chương trình của chúng ta. Chúng ta phải xem họ như một kho tàng quý giá nhất, sự hỗ trợ của họ rất cần thiết.

4 - Thái độ của Đảng với nhân dân.
Điều luật 22: Đảng chỉ có một mục đích duy nhất là giải phóng toàn bộ và hạnh phúc của nhân dân, nghĩa là của công nhân.
Đảng tin chắc rằng sự giải phóng và hạnh phúc này chỉ có thể đạy được bằng một cuộc cách mạng nhân dân quét tất cả các chướng ngại vật trên đường đi của nó.
Với tất cả lực lượng và tài nguyên của mình, Đảng sẽ góp phần vào việc phát triển và mở rộng các khổ đau tổn thất làm nhân dân thiếu kiên nhẫn, và kích động một cuộc tổng nổi dậy.
Điều luật 23: Theo Đảng, một phong trào quần chúng dựa theo những ý tưởng của Tây phương và chấm dứt một cách trân trọng trước quyền sở hữu và các truyền thống của trật tự xã hội, và trước cái gọi là văn minh, đạo đức, không phải là một cuộc cách mạng nhân dân. Phong trào quần chúng loại này chỉ lật đổ một dạng thức chính trị và thay đổi bằng dạng thức chính trị khác, và xây dựng một nhà nước mệnh danh là cách mạng.
Nhân dân chỉ có thể được giải phóng bởi một cuộc cách mạng hủy diệt tận gốc rễ nhà nước, và hủy bỏ tất cả các truyền thống, các giai cấp, và trật tự xã hội hiện nay ở nước Nga.
Điều luật 24: Đảng không có ý định áp đặt nhân dân một tổ chức đảng từ trên xuống dưới.
Trong tương lai, tổ chức đảng này sẽ được xây dựng từ các phong trào quần chúng và cuộc sống nhân dân, nhưng đó là công việc của thế hệ mai sau.
Sự nghiệp của đảng hiện nay là thực thi một cuộc hủy diệt khổng lồ, toàn bộ, và không đội trời chung, có tao không mày.
Điều luật 25: Để tìm cách tiếp cận với nhân dân, trước hết đảng liên kết với những nhân vật không ngừng chống đối chính quyền, một cách trực tiếp hay gián tiếp, bằng lời và bằng hành động, từ ngày khai sinh nước Nga, trong tầng lớp quý tộc, công chức, hội đoàn công nghệ, thương gia.
Đảng cũng liên kết với những kẻ cướp táo bạo, đó là những người cách mạng thực sự và duy nhất của nước Nga.
Điều luật 26: Biến đổi các bang hội ăn cướp du đảng thành một lực lượng vô địch, có khả năng hủy diệt tất cả các cản trở trên đường đi của mình, đó là sự nghiệp của đảng, mưu đồ của đảng, và mục đích của đảng. [2]

Ngoài ra Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) còn tích cực nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam, trau luyện đọc và kỹ năng nói thông, viết đúng tiếng Việt, và làm quen với cuộc sống của Nguyễn Ái Quốc.
Huỳnh Tâm
Tham khảo: